Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Lần đầu tiên” tôi đẹp. bạn cũng thế” đến với phố cổ Hội An

PHƯỚC BÌNH

LĐO - Sau khi ra đời và triển khai thành công tại Úc và Italia, lần đầu tiên chương trình" Tôi đẹp. Bạn cũng thế" đã diễn ra tại phố cổ Hội An, Quảng Nam. Sự kiện để lại cái nhìn, sự cảm thông, chia sẽ và cả những sự thay đổi tích cực của con người trong xã hội về bình đẳng giới và những người phụ nữ mang trong mình những khiếm khuyết của khuyết tật...

Lắng nghe và thấu hiểu!

Chiều ngày 16.4, tại phố cổ Hội An, Quảng Nam đã diễn ra chương trình " Tôi đẹp. Bạn cũng thế", với sự tham gia trình diễn thời trang của rất nhiều phụ nữ khuyết tật đến từ nhiều tỉnh thành trong khắp cả nước.

Đặc biệt hơn, chương trình còn có sự tham gia của đại sứ Úc, đại sứ Italia, lãnh đạo UBND TP. Hội An và hàng trăm người dân, du khách đang tham quan trong địa bàn phố cổ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Dũng- Chủ tịch UBND TP. Hội An đã hoan nghênh và đánh giá cao sự kiện lần này. Bên cạnh đó, ông Dũng còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ, tôn trọng các quyền bình đẳng trong nữ giới, trong số đó có những người phụ nữ khuyết tật.

Đại sứ Úc- ông Brrowman- cho biết: " Tất cả chúng ta hãy cùng đóng góp và chung tay vì những người khuyết tật trong xã hội. Tôi cũng rất đáng tiếc về vấn đề bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra trong cộng đồng. Việt Nam có rất nhiều lợi thế dành cho người khuyết tật, tôi cũng rất ngạc nhiên khi Việt Nam đã có nhiều chương trình dành cho người khuyết tật".

Trong khi đó, bà Cecilic Piccioui- Đại sứ Italia, cho biết: "Chúng tôi rất vui khi đại diện của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc rất năng động khi nói đến quyền của người khuyết tật và thúc đẩy quyền của người khuyết tật".

Đặc biệt hơn khi người sáng lập ra dự án" Tôi đẹp. Bạn cũng thế" cũng chính là một người khuyết tật. Đó là chị Nguyễn Thảo Vân, người đã làm nức lòng nhiều người có mặt tại sự kiện bởi những câu phát biểu đầy cảm xúc mà cũng rất nhân văn.

Đó là, hãy kêu gọi và tiếp tục đồng hành cùng những người khuyết tật trong vẻ đẹp của sự  đa dạng, tôn trọng và khác biệt...

Những phụ nữ khuyết tật ước gì?

Trên nền nhạc, cùng những bộ trang phục mang nhiều đặc trưng riêng, những phụ nữ khuyết tật đã được dịp hóa thân thành những người mẫu và trình diễn tại chương trình đã để lại nhiều ấn tượng mạnh, mang nhiều cảm xúc đến với người xem bởi sự thông cảm, sẻ chia, và những sự đồng cảm với những bất hạnh của cuộc đời không may tìm đến họ.

Mỗi phụ nữ khuyết tật, khi bước ra sân khấu thời trang là những người mẫu, họ giống nhau về sự đồng cảm của những nỗi đau, thiệt thòi trong ngoại hình nhưng mỗi người là mỗi hoàn cảnh, suy nghĩ, nghị lực và cách nhìn nhận riêng để cùng vượt qua mặc cảm cá nhân...

Đó là chị Trần Hoài Anh (đến từ Huế), cho biết chị ít khi nhớ đến việc mình là người khuyết tật.

Chị Nguyễn Thị Thu (Đà Nẵng), cho biết, với chị khuyết tật chỉ là bất tiện chứ không phải bất hạnh.

Còn với chị Tho (TPHCM), cho rằng chị chấp nhận sống chung cùng rủi ro một cách rất bình thản, đôi khi chị còn mang nó ra để cợt nhạo.

Hay với chị Anh (Đà Nẵng) thì chia sẽ, chị luôn xây dựng cho mình vốn sống, tri thức sử dụng và học được từ mạng thông tin.

Bên cạnh đó, còn là hàng loạt các suy nghĩ, chia sẽ riêng biệt, của nhiều chị khác tham dự tại chương trình. Tất cả họ, đều có chung mong muốn, đó là làm sao để xã hội ngày càng nhìn nhận và tôn trọng, đối xử bình đẳng, công bằng với những người khuyết tật. 

Chưa hết, những người khuyết tật cũng cần thoát khỏi mặc cảm, mở lòng để cho và nhận lấy những yêu thương của cuộc đời...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét