Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Gặp cô giáo thầm yêu tử tù Hồ Duy Hải

Cái Mu Rùa - Tử tù Hồ Duy Hải bị cáo buộc giết chết hai cô gái, cướp của; bị cáo buộc là "thiếu giáo dục, ham mê cờ bạc", "thiếu giáo dục, ăn chơi". Thế nhưng có cô giáo trẻ là bạn học với em của Hải từ thời niên thiếu không tin vào điều ấy.

Từ ký ức đẹp về hình ảnh đôn hậu của Hải, từ xót thương cho rằng Hải bị hàm oan, cô giáo đã âm thầm xếp một ngàn cánh hạc với một ngàn lời cầu nguyện cho Hải được minh oan, kiên trì xin được thăm nuôi Hải liên tục hơn một năm qua.

Chuyện cô giáo trẻ, xinh xắn hơn một năm qua, tháng nào cũng cùng ‘’người thân đi thăm Hồ Duy Hải đã làm nhiều người quan tâm tìm hiểu. PV đã hẹn gặp nhân vật đặc biệt này vào giờ trưa giữa hai buổi học.

Ký ức về tử tù Hải

Hiện ra trước mặt tôi là cô gái xinh xắn với đôi má bầu bĩnh, tóc thề, mắt đen tròn, giọng nói ngọt ngào. Không sắc nước hương trời, nhưng cũng là một cô gái duyên dáng đôn hậu. Tôi chưa từng gặp Hồ Duy Hải, chỉ xem mặt qua hình ảnh nên không thể đánh giá được vì nguyên nhân, hấp lực nào mà cô gái trẻ đẹp này lại để tâm chia sẻ và cầu nguyện cho một người án tử hình đang treo lơ lửng; bị cáo buộc giết người vì hành vi đê hèn do không cho thỏa mãn nhu cầu tình dục, sau đó lại cướp tiền đi đánh bạc. Phải chăng cô thầm yêu trộm nhớ Hải từ lâu đến mức mù quáng, đến khi Hải vào tù mới có dịp bộc lộ?

Rất tự tin, cô trả lời không chút e dè: “Cháu chỉ gặp anh Hải thường hồi còn nhỏ nhưng cháu hiểu và tin ảnh là người tốt. Cái đặc biệt của anh Hải là sự chân thành. Từ lúc anh Hải bị bắt đến giờ, cháu vẫn luôn tin rằng anh ấy vô tội”.

Cô cho hay niềm tin của cô không phải là chuyện nông nổi nhất thời mà bắt đầu từ hơn 13 năm trước, thời cô mới bắt đầu học cấp hai, cô là bạn thân của Thủy (em gái Hải) từ những hành vi ứng xử của Hải không phải với cô mà với mọi người. Nhà cô và nhà Hải cách nhau hơn cây số. Sau buổi học cô thường ghé nhà Hải chơi, cùng em gái Hải ôn bài. Tuy thiếu tình cảm của cha nhưng Hải không phải là người thiếu giáo dục. Hải lúc ấy đã học cấp ba đã ý thức trách nhiệm, biết tỏ ra là người lớn. Sau giờ học Hải loanh quanh ở nhà, nấu cơm dọn sẵn trong lồng bàn cho cô và em gái, món ăn quen thuộc là trứng chiên, rau luộc, dưa leo. có lẽ với tất cả mọi người, món ăn ngon nhất là từ bàn tay của mẹ; nhưng ăn món vụng về của người con trai nấu cũng thấy vui vui.

Hải thương em, tận tụy hướng dẫn cho em gái và cô giải những bài toán khó. Hải hiếu thảo với người thân, mỗi lần đi ra ngoài về mua cho mẹ một hũ sữa chua, ép mẹ ăn cho kỳ được. Hai mẹ con cứ ép nhau, Hải phân trần: “Con đã ăn rồi! Mẹ ăn đi, con mua phần này là cho mẹ!”. Nhà dì Hải ở cạnh bên có lớp mẫu giáo tư thục, chiều nào phụ huynh bận việc rước các cháu trễ, Hải vui vẻ chở các cháu về nhà. Không phải làm cho lấy có, chở đi như nghĩa vụ, Hải đùa giỡn với các cháu, có khi còn mua quà cho chúng. Thú chơi duy nhất của Hải là chiều chiều đá banh trên cái sân banh nhỏ của xã ở gần nhà.

Từ sự thương xót, chia sẻ đến thầm yêu

Khi cô và em gái Hải lên cấp ba, Hải cũng lên Sài Gòn học nên ít khi gặp gỡ. Những câu chuyện ký ức thời cấp hai cũng ngủ yên. Trong tâm trí cô, Hải cũng chỉ là một người anh tinh thần, một người đáng quý.

Nhưng tin Hải bị bắt làm cô choáng váng, đau xót, cho rằng anh bị hàm oan. Cô không tin một người hiền hậu, tốt bụng, yêu thương trẻ con như anh lại có thể gây tội ác tày trời như vậy. Nhưng lúc bấy giờ tình cảm của cô cũng chỉ là sự xót thương. Cô mải lo chuyện thi cử học hành nên không có nhiều thời giờ để nghĩ ngợi.

Mấy năm sau, khi cô tốt nghiệp sư phạm mẫu giáo, được phân công về trường mẫu giáo gần nhà Hải, dạy chung với dì út của Hải. Ký ức như già sụp đi thêm hàng chục tuổi từ sau khi cháu bị bắt. Các dì Hải lo ngại xây cho bà một ngôi nhà lớn để ở riêng, tránh xa những hình ảnh của Hải nhưng chỉ ở được một ngày bà lại rưng rức nhớ. Các dì phải đưa bà vào nhà thờ, tránh xa khung cảnh cũ và những câu tuổi thơ của cô đã sống lại, cộng thêm với hình ảnh mẹ Hải cứ nấc lên từng cơn ngất xỉu mỗi lần nhắc đến con trai. Bà ngoại của Hải chuyện về Hải. Em gái Hải thì thầm thì với cô về câu chuyện buồn là Hải từng có người yêu là cô gái ở cùng xã. Noel hàng năm Hải đều chở em gái và mấy đứa cháu đến nhà người ấy chơi. Chị ấy từng thân thiết, chăm sóc Thủy và các cháu chân tình. Hải có khai chuyện này với cơ quan điều tra, nhưng khi đối chứng trước cơ quan điều tra, chị ấy phủ nhận, cho rằng chỉ xem Hải là bạn bè bình thường như bao người khác.

Trước những câu chuyện buồn dập dồn như vậy, hình ảnh những bữa cơm trứng chiên rau luộc, dưa leo sống dậy. Cô nghĩ đến Hải nhiều hơn, so sánh Hải với những bạn học, người bạn trai bình thường mà cô thường giao tiếp, cô thấy ai cũng tốt, cũng dễ thương; nhưng Hải khác hơn hẳn những người ấy về sự tốt bụng chân thành. Sao người tốt như vậy lại chịu cảnh bất công ngang trái?

Một thứ tình cảm khác lớn hơn sự xót thương lớn dần lên. Cô muốn làm điều gì đó cụ thể để chia sẻ với Hải về nỗi cô đơn, oan ức. Từ năm 2012, nhiều lần cô xin mẹ và dì Hải cho được cùng lên trại giam thăm nuôi Hải. Mãi đến ngày 30/8/2013 mới được đi chuyến đầu tiên. Lần đầu tiên gặp Hải, nhìn làn da trắng xanh xao của anh, cô xúc động khóc ngất đến khi về mà chẳng nói được câu nào.

Cùng ngồi nghe câu chuyện, dì của Hải xen vào phân trần lý do trễ tràng này: “Không phải tui khó khăn. Nhưng theo quy định của trại, mỗi lần thăm nuôi chỉ được vô 5 người. Gia đình đông người, ai cũng muốn đi, nên phải luân phiên sắp xếp. Lúc đầu thấy nó cũng chỉ là bạn của Thuỷ. Hồi trước, nó và Hải cũng không phải thân thiết yêu đương nên tui cũng ngần ngừ. Sau lần đi thăm đầu tiên đó, thấy nó khóc quá, tôi tội nghiệp nên luôn sắp nó ưu tiên trong danh sách đi thăm”. Để chứng minh, bà lấy ra cuốn tập học trò 100 trang ghi lại toàn bộ những diễn tiến từ ngày Hải bị bẳt, trong đó có ngày tháng và danh sách từng đợt đi thăm nuôi.

Món quà 1000 ngày cầu nguyện

Tôi hỏi đùa “chỉ đi thăm thôi hay có mang theo quà gì cho Hải không?”. Người dì đỡ lời: “Đem đồ vô trại chỉ có đồ ăn thôi! Tụi tôi đã chuẩn bị hết rồi”. Bất ngờ, cô gái ứa nước mắt, giọng thì thầm nhưng quyết liệt: “Quà đem vô trại thì không nhưng quà cho ngày trở về thì có!”.

Tôi ngạc nhiên trước niềm tin mạnh mẽ về ngày trở về của một tử tù nên gặng hỏi vì sao cô hy vọng và tin tưởng mạnh mẽ như vậy? Một lần nữa cô khẳng định với sự hiểu biết của cô về Hải từ ngày còn nhỏ đến giờ, cô luôn tin rằng Hải vô tội. Hôm 4/12, nghe tin Hải sắp bị chích thuốc, cô suy sụp suýt ngất, phải kiếm cớ bỏ lớp ra ngoài sân ngồi khóc để học trò không nhìn thấy. Khi biết Hải được hoãn thi hành án, niềm tin của cô càng mạnh mẽ hơn.

Tuy cởi mở tự tin như vậy nhưng phải thuyết phục một hồi cô mới chia sẻ bí mật sâu kín của mình về món quà đang dành cho Hải. Từ sau lần đầu tiên đi thăm Hải, mỗi ngày cô đã xếp một cánh hạc cùng với lời cầu nguyện. Đó chính là món quà cô dành cho Hải trong ngày được minh oan mơ ước. Tôi xin chụp hình món quà này nhưng cô khảng khái từ chối vì muốn dành trọn sự thiêng liêng cho Hải. Người dì cởi mở: “Mấy lần thăm nuôi Hải tui cũng nói thẳng với hai đứa nó, lễ vật đã sắm sẵn, nếu hai đứa chịu, được ra tù làm đám cưới liền. Tụi nó chỉ cười!”. Ánh mắt cô long lanh.

Trong suy nghĩ của tôi, đó không phải là tình đơn phương, cũng chưa hẳn đó là tình yêu nhưng niềm tin, với 1000 lời cầu nguyện và 1000 cánh hạc dành tặng cho ngày ra tù mơ ước của tử tù, là thứ tình gì đó cao quý và rất hiếm hoi.

Nguồn: Pháp luật Việt Nam


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét