Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Linh Nga và mối tình đại gia 'mưu sĩ' cho Năm Cam

Cái Mu Rùa - Có một mỹ nhân đi qua cuộc đời Thuyết "buôn vua" như một người  tri kỷ, mà có lẽ cả cuộc đời mình, Thuyết không thể quên.

Thuyết "buôn vua" được biết đến là một tay buôn cự phách ở Hà Nội những năm 90 của thế kỷ trước. Đồng thời đây cũng là người tổ chức một đường dây gái gọi phục vụ các VIP và xây nhà cho những người này nhằm mục đích chạy án cho ông trùm giang hồ Năm Cam. Khi vụ án Năm Cam bị phá, Thuyết "buôn vua" đã lĩnh án 20 năm tù cho lỗi lầm của mình. Bên cạnh những câu chuyện về tài kinh doanh, sự tài hoa của đại gia này, người ta không thể quên một mỹ nhân đi theo cuộc đời ông như một tri âm, tri kỷ. Đó là người đẹp Linh Nga.

Thuyết "buôn vua" bị bắt khi chuẩn bị cưới vợ lần thứ 3 với người đẹp Linh Nga, một sinh viên xuất sắc của khoa đạo diễn, trường Đại học Sân khấu điện ảnh khi mỹ nhân này mới 20 tuổi. Sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người khiến Linh Nga bị dư luận “chĩa họng súng” khi cái tin Thuyết “buôn vua” bị bắt. Nhiều người nói Linh Nga ham tiền nhưng cô từng chia sẻ trên báo chí rằng đó là mối tình tri kỷ của mình.

Cách đây 20 năm, dân có tiền ở Hà Nội bắt đầu quan tâm đến thời trang, khi đấy bói đâu ra mẫu mã đẹp. Thuyết đánh hơi thấy mùi tiền ngay từ những đống quần áo mà nhiều người quen miệng gọi là đồ sida được bày bán đầy ở chợ trời. Tiền lãi nhiều đến mức, trong những năm ấy, Thuyết khoe mang cả vali tiền vào TP HCM, mua quần áo cũ phân loại rồi đóng gói chuyển theo đường… hàng không về Hà Nội bán. Nhiều năm sau, khi thấy nhiều người đi theo con đường kinh doanh này, Thuyết thôi không làm nữa. Với tiền lãi từ quần áo cũ, Thuyết đi buôn đồ… hi-end, tức là những cặp loa nghe nhạc cực đỉnh mà dân mê âm thanh chỉ nghe chứ chưa bao giờ được thấy, chứ đừng mơ đến chuyện sở hữu được nó.

Nguyên tắc làm ăn của Thuyết trong cuộc chơi âm thanh là không cần nhiều khách. Khắp cả nước, khách hàng thân thiết của Thuyết chỉ khoảng 200 người. Mỗi năm, Thuyết đều cho tổ chức những buổi gặp mặt để giới thiệu các loại đồ chơi âm thanh mới của những hãng nổi tiếng nhất về hi-end trên thế giới. Giá tiền có sẵn trong catalogue, Thuyết bán đúng giá, đảm bảo cho khách hàng từ chuyện thiết kế cách đặt máy, vị trí ngồi nghe nhạc, phòng nghe nhạc…

Những cục loa sắt trong hệ thống loa phát thanh phường xã lên đời, Thuyết cho quân đi lùng mua, giá cao lắm từ 150.000 đến 200.0000 đồng một cái. Thuyết mang tất cả về, nhờ thợ đóng thùng "cao thủ" dùng gỗ xịn nhất đóng thùng. Âm thanh cực chuẩn và hay, mỗi cặp loa như vậy Thuyết bán với hơn 100 triệu đồng là chuyện… ngày nào cũng bán (ảnh mang tính minh họa).

Chưa kể đến những dây track mà chỉ có Thuyết là có nguồn hàng được bán cho dân chơi nhạc với giá vài nghìn USD một cái. Phải là dân chơi âm thanh thì mới biết dây track quan trọng đến mức nào. Dây track loại đúng hàng, cắm vào âm ly thì sẽ có được tiếng nhạc trong veo như suối chảy, nghe ca trù thì cứ như nghệ nhân đang gảy đàn trước mắt. Theo lời Thuyết, mối quan hệ của ông ta với một số cán bộ cũng bắt nguồn từ âm thanh. Họ chơi với nhau vì cùng sở thích mê nhạc hơn là những chuyện quan hệ sinh lợi khác. Thuyết từng bán cặp loa cho một đại gia với cái giá 125.000 USD, một cái giá "khủng khiếp"...(ảnh mang tính minh họa).

Theo lời kể của Thuyết, ở cái thời cực thịnh trong chuyện làm ăn ấy, Thuyết sử dụng chiếc Mercedes 6.0, loại xe siêu sang nhưng uống xăng như dân nhậu chuyên nghiệp uống bia. Thuyết nhẩm tính mỗi buổi sáng, Thuyết quẳng vào thùng xăng xe cỡ 3 chỉ vàng để tiếp nhiên liệu. Đi loăng quăng đến chiều là lại cạn đáy. Trong cốp chiếc Mercedes ấy bao giờ cũng có hơn 40.000 đến cả trăm nghìn USD tiền mặt Thuyết mang theo để chi xài. Trong giới ăn chơi Hà thành khi đó, Thuyết giàu khủng khiếp (ảnh mang tính minh họa)

Bằng số tiền kiếm được do “chăn voi”, Thuyết đã mua một ngôi nhà thứ 4 để làm nơi đi lại với Linh Nga tại 31 Hàng Chuối, sau ba nhà ở Nguyễn Thái Học, Hào Nam, Nghĩa Tân. Đồ đạc trong nhà toàn là thứ xịn mua ở cửa hàng đồ gỗ cao cấp Ngọc Hòa, phố Bạch Mai. Một chiếc gạt tàn 1.500 USD bằng pha lê Tiệp. 3 bộ đèn chùm 7.000 USD/bộ. Chai rượu của Anh bốn mặt khắc nổi hình nữ hoàng Ai Cập. Chiếc giường cưới 10.000 USD.

Sau khi Thuyết vào tù, người ta thấy Linh Nga gần như “mất tăm” trước dư luận, trước báo chí. Phải mấy năm sau, người ta mới thấy cô xuất hiện trở lại, kiên cường hơn, bản lĩnh hơn, biết bỏ qua những lời đơm đặt, biết nhắm mắt bịt tai trước những câu chuyện xấu xí về mình. Năm 2006, khi cô tốt nghiệp khoa Đạo diễn trường Đại hoặc Sân khấu Điện ảnh với số điểm cao nhất từ trước đến nay, cô đã chứng minh được mình không phải một kẻ không có óc, chỉ biết dùng tiền để nổi tiếng.

Kể về Linh Nga, Trần Văn Thuyết bảo, trong câu chuyện của anh, Linh Nga đã bị nhiều thiệt thòi và bị lên án một cách không đáng có, và đến tận giờ phút này, sau nhiều năm ở tù, anh vẫn dũng cảm thừa nhận, Linh Nga là tri ân, tri kỷ: “Tôi quen Linh Nga khi cô ấy đang ở những năm tháng đẹp nhất thời con gái. Nhưng trái với những cô gái hồn nhiên, vô âu vô lo cùng trang lứa, thì Linh Nga đã cứng cỏi, già dặn và có những suy nghĩ trưởng thành của một người phụ nữ gần 30 tuổi. Tuổi thơ của Linh Nga gắn liền với những khó khăn, vất vả với cái đói, cái nghèo. Không mấy ai biết được để có thể theo học nghề múa, rồi thành công trong vai trò diễn viên, cô ấy đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt thế nào.

Kể về Linh Nga, Trần Văn Thuyết bảo, trong câu chuyện của anh, Linh Nga đã bị nhiều thiệt thòi và bị lên án một cách không đáng có, và đến tận giờ phút này, sau nhiều năm ở tù, anh vẫn dũng cảm thừa nhận, Linh Nga là tri ân, tri kỷ: “Tôi quen Linh Nga khi cô ấy đang ở những năm tháng đẹp nhất thời con gái. Nhưng trái với những cô gái hồn nhiên, vô âu vô lo cùng trang lứa, thì Linh Nga đã cứng cỏi, già dặn và có những suy nghĩ trưởng thành của một người phụ nữ gần 30 tuổi. Tuổi thơ của Linh Nga gắn liền với những khó khăn, vất vả với cái đói, cái nghèo. Không mấy ai biết được để có thể theo học nghề múa, rồi thành công trong vai trò diễn viên, cô ấy đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt thế nào.

Sự tự trọng của Linh Nga chính là điều khiến Trần Văn Thuyết luôn tự hào về người tình một thời của mình. Thuyết bảo, với một cô gái bản lĩnh và cá tính như Linh Nga, dùng tiền thôi chưa mua được trái tim cô ấy, vì cô ấy cần nhiều hơn thế: Cần một người đàn ông yêu thương mình, hiểu mình, đồng cảm với mình, chia sẻ với mình. Linh Nga là một cô gái quá kỹ tính, cô ấy đòi hỏi mọi cái hoàn hảo, cô ấy khó khăn trong việc khiến người khác hiểu mình, nên cô ấy cô đơn.

Trần Văn Thuyết kể, từ khi bị bắt rồi cải tạo tại trại giam Phước Hòa, năm nào Linh Nga cũng đến thăm Thuyết vài lần, mỗi lần đến thăm đều khóc, đều động viên Thuyết cải tạo tốt để sớm trở về. Khi đó, Linh Nga nói với Thuyết một câu chắc chắn: “Em sẽ chờ”. Nhưng để một cô gái mới ngoài 20 tuổi phải chờ đợi mình với án tù 20 năm chưa biết ngày về là điều mà Thuyết không cam lòng.

Trong một lần Linh Nga lặn lội từ Hà Nội vào Tiền Giang thăm, Thuyết đã gạch tên cô ra khỏi sổ thăm nuôi và chúc cô hạnh phúc. Cô đã khóc và nói với Thuyết: “Người ta bỏ anh vào tù, còn anh bỏ nhà tù vào em”. Đó là lần cuối cùng hai người gặp nhau.

Tôi rất lo lắng cho Linh Nga, vì cô ấy thông minh quá, đa cảm quá, hay suy nghĩ quá, không biết người đàn ông nào có thể hiểu và thông cảm cho cô ấy. Lúc nào tôi cũng lo lắng, sợ hạnh phúc không mỉm cười với Linh Nga . Sau này ra tù, nếu có cơ hội gặp lại, tôi sẽ chúc phúc cho cô ấy để cô ấy hiểu một điều, với Trần Văn Thuyết, Linh Nga mãi mãi là một người con gái đáng được trân trọng. Tuy nhiên, giữa chúng tôi chỉ có duyên, không có nợ. Tôi coi Linh Nga mãi mãi là một kỷ niệm đẹp của mình”.

Theo Giaoduc.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét